I. Hình thức huy động

1. Quỹ được huy động các nguồn vốn trung và dài hạn theo các hình thức sau đây:

a) Vay các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Việc vay vốn nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về vay nợ nước ngoài.

b) Phát hành trái phiếu của Quỹ theo hình thức riêng lẻ tại thị trường trong nước theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo khả năng trả nợ.

c) Các hình thức huy động vốn trung và dài hạn khác theo quy định của pháp luật.

2. Quỹ được nhận các khoản đặt cọc và ký cược theo quy định của pháp luật có liên quan.

II. Giới hạn huy động

Tổng mức vốn huy động của Quỹ tối đa bằng 06 lần vốn chủ sở hữu của Quỹ được ghi trên báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính bán niên tại thời điểm gần nhất.

IIIThời gian huy động

Tùy theo nhu cầu vốn của Quỹ và khả năng thu hồi vốn của từng dự án, Quỹ quyết định thời gian huy động vốn nhằm đảm bảo khả năng trả nợ và đầu tư có hiệu quả.

Thời gian huy động vốn từ các tổ chức nước ngoài theo thỏa thuận giữa Quỹ và các tổ chức tài chính.

IV. Đồng tiền huy động vốn

Quỹ thực hiện huy động vốn bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ. Nếu huy động vốn bằng ngoại tệ thì thực hiện quy đổi bằng đồng Việt Nam theo tỉ giá hối đoái của Ngân hàng thương mại tại thời điểm huy động vốn.

V. Sử dụng vốn huy động

Vốn huy động của Quỹ được sử dụng để đầu tư vào các dự án, doanh nghiệp có ngành, nghề kinh doanh chính thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay được HĐND thành phố thông qua tại từng thời kỳ.

Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Thế giới (WB)

-Tên dự án: Dự án hỗ trợ kỹ thuật cho các Quỹ đầu tư phát triển địa phương (LDIF) do  Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ thông qua Bộ Tài chính.

– Mục tiêu của dự án: cải thiện tính hiệu quả của các Quỹ đầu tư phát triển địa phương (LDIF) trong huy động tài trợ từ khu vực tư nhân để đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị, cải thiện năng lực tài chính, kỹ thuật, năng lực quản lý an toàn xã hội và môi trường thông qua việc cấp các khoản tín dụng để hỗ trợ các khoản đầu tư của LDIF trong các tiểu dự án phát triển ở địa phương.

– Tổng mức tài trợ của dự án cho các LDIF: 185 triệu USD.

– Đối tượng thụ hưởng: là các doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

– Lĩnh vực tài trợ: khuyến khích đầu tư vào các dự án kết cấu hạ tầng của thành phố có khả năng thu hồi vốn, trong một số lĩnh vực cơ bản như:

  • Nhà ở xã hội như nhà ở công nhân các khu công nghiệp, nhà ở của đối tượng có thu nhấp tại khu vực đô thị, khu tái định cư;
  • Đầu tư xây dựng mới, mở rộng và mua sắm trang thiết bị tại các trường học từ mầm non đến đại học và đào tạo nghề ;
  • Đầu tư xây dựng mới, mở rộng và mua sắm trang thiết bị tại các bệnh viện, trung tâm y tế, các cơ sở khám chữa bệnh;
  • Cấp nước sạch, xử lý nước sạch, xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn;
  • Phát triển hạ tầng khu công nghệ, giao thông, cảng biển.

– Đồng tiền cho vay: Đồng Việt Nam.

– Thời gian cho vay:  25 năm, bao gồm 10 năm ân hạn.

– Thời gian bắt đầu huy động: Quỹ đã chính thức ký kết Hợp đồng huy động từ Bộ Tài chính vào năm 2011.

 – Thời gian kết thúc giải ngân từ Bộ Tài chính: tháng 6/2016

– Kết quả thực hiện dự án của Quỹ: Quỹ và Bộ Tài chính đã ký kết phụ lục hợp đồng cho vay lại 08 tiểu dự án, với tổng giá trị là 216,46 tỷ đồng gồm các lĩnh vực như hạ tầng trường học, khu chung cư nhà ở xã hội, di dời quy hoạch lại đô thị.

Bảng thống kê lĩnh vực cho vay lại từ dự án WB của Quỹ

TTLĩnh vựcTỷ lệ trong tổng giá trị nguồn vốn huy động từ WB(%)
1Nhà ở xã hội (01 dự án)20,33%
2Giáo dục (06 dự án)70,43%
3Di dời cơ sở sản xuất (01 dự án)9,24%
Tổng cộng100%

 

 

Nguồn vốn huy động Cơ quan phát triển Pháp (AFD)

– Tên dự án: Hạn mức tín dụng của AFD dành cho Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng (DDIF)

– Mục tiêu dự án: Nhằm cải thiện những điều kiện sống của người dân ở Đà Nẵng, trong bối cảnh tăng cường năng lực cho chính quyền địa phương và hỗ trợ tăng trưởng.

– Hạn mức nhận tài trợ của DDIF: 13 triệu Euro, tương đương 317,606  tỷ đồng

– Đối tượng thụ hưởng: Tất cả các loại hình doanh nghiệp hoạt động hợp pháp tại Việt Nam có dự án thuộc các lĩnh vực tài trợ của AFD được Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng thực hiện cho vay lại.

– Lĩnh vực tài trợ:

  • Nhà ở cho các đối tượng có thu nhập thấp.
  • Dự án có tác động giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xử lý nước thải, chất thải rắn, cấp nước sạch, các dự án có sử dụng công nghệ, vật liệu giảm ô nhiễm môi trường.
  • Đầu tư mới, mở rộng cơ sở hạ tầng các bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh.
  • Đầu tư mới, mở rộng cơ sở hạ tầng các trường học, cao đẳng, đại học, cơ sở dạy nghề.
  • Tiết kiệm điện năng, sử dụng năng lượng tái tạo.
  • Tổ chức lại đô thị và quy hoạch lại không gian đô thị…

– Đồng tiền cho vay: Đồng Việt Nam.

– Thời gian cho vay:  20 năm, bao gồm 7 năm ân hạn.

– Thời gian bắt đầu huy động: Quỹ Đầu tư phát triển thành phố Đà Nẵng đã ký hợp đồng vay lại với Bộ Tài chính vào tháng 12/2011.

– Thời gian kết thúc giải ngân từ BTC: tháng 12/2016

– Kết quả thực hiện dự án của Quỹ

+ Quỹ đã thực hiện rút vốn thành công 03 đợt với tổng số tiền 13 triệu Euro, tương đương 317,606 tỷ đồng gồm:

+ Quỹ đã tài trợ cho vay hơn 12 dự án thuộc các lĩnh vực trọng điểm ưu tiên phát triển như: môi trường, năng lượng, di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm ra khỏi khu dân cư vào Khu công nghiệp, trường học, hạ tầng kỹ thuật công trình giao thông công cộng…

Bảng thống kê lĩnh vực cho vay lại từ dự án AFD của Quỹ

TTNgành% Khoản vay được cấp/tổng mức phê duyệt của AFD
1Quy hoạch lại đô thị - di dời (02 dự án)19,54%
2Ngành năng lượng (06 dự án)36,05%
3Giáo dục (02 dự án)36,48%
4Giao thông công cộng (01 dự án)6,51%
5Môi trường (01 dự án)1,42%
Tổng cộng100%