Tin tứcTin tức

Thời gian giãn cách xã hội, ngồi ngẫm chuyện tín dụng.

By 19/08/2021 No Comments

Hoạt động tín dụng không đơn thuần là hoạt động cho vay và lấy lãi như nhiều người lầm tưởng, mà phải hình dung hoạt động tín dụng phải là một chuỗi hoạt động chu chuyển tiền thì mới thấy hết các vấn đề phức tạp của nó. Nếu cứ để tiền nằm yên trong két sắt hoặc đầu tư tiền gửi và không đưa vào lưu thông, phục vụ sản xuất kinh doanh phát triển xã hội thì không cần vai trò của các tổ chức hoạt động tín dụng (TCHĐTD)

Ông bà ta thường nói “Tiền tệ” không phải là không có ý, mà hoạt động tín dụng thì luôn gắn với “Tiền”, có thể nói hoạt động tín dụng là hoạt động mang tính rủi ro, ngoài ngành nghề kinh doanh quy định trong Điều lệ được pháp luật cho phép thì hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng luôn tiềm ẩn rủi ro, khách hàng vay vốn vì nhiều lý do dẫn đến không trả được nợ như:

– Chủ quan: Phương án đầu tư không chặt chẽ, không hợp lý hoặc chưa đúng thời điểm…..

– Khách quan: Thay đổi chính sách của Nhà nước, thiên tai, dịch bệnh bất ngờ như Covid -19 chẳng hạn……

Hình ảnh minh họa

 Từ rủi ro của khách hàng dẫn đến các TCHĐTD và người làm công tác tín dụng cũng bị ảnh hưởng kéo theo:

– TCHĐTD vừa phải đảm bảo yêu cầu bảo toàn được nguồn vốn, vừa phải vừa bù đắp cho khoản vay mà khách hàng không trả được theo Hợp đồng tín dụng đã ký, vừa phải trả lãi tiền huy động từ tổ chức hoặc người dân, hoặc bù đắp chi phí cơ hội vốn nếu là các tổ chức tài chính nên hoạt động của TCHĐTD bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

­- Người làm công tác tín dụng phải bảo vệ được nghề nghiệp là yêu cầu sống còn, thử nhìn lại các vụ án trong hoạt động tín dụng, chúng ta đều thấy, nghề tín dụng ngân hàng luôn là nghề khắc nghiệt, ranh giới giữa “anh hùng” và “tội phạm” là rất mong manh.

Trừ các trường hợp cố tình lừa đảo thì khi đầu tư (khách hàng) và bỏ tiền đầu tư ai cũng mong muốn mọi chuyện tiến triển thuận lợi, thuận buồm xuôi gió, nhưng “cuộc sống không giống cuộc đời” luôn phát sinh những điều không mong muốn vượt ngoài dự kiến ban đầu, chưa kể những rủi ro chính sách và thiên tai dịch bệnh, khi đó thì cả khách hàng, TCHĐTD và người làm công tác tín dụng đều phải ra sức chống đỡ.

Do vậy hiểu nghề, hiểu được những rủi ro trong nghề nghiệp của mình và thiết lập được một hành lang pháp lý đủ mạnh, đủ sức phòng ngừa những rủi ro (giống như tiêm vacxin và mặc đồ bảo hộ phòng chống Covid -19 hiện nay) để biết cách vượt qua những sợ hãi, tự tin hoạt động luôn là điều mà mọi TCHĐTD, cán bộ tín dụng mong muốn hướng đến.

Trần Lê Minh Tín -Phó Giám đốc Quỹ